Xóm hành tỏi TP.HCM giữa nắng nóng đỉnh điểm: Lã chã mồ hôi, nước mắt dù mở quạt 24/24
Sáng 19.3, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, dẫn đầu đoàn công tác có buổi khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới năm 2024 tại Bình Phước.Theo UBND tỉnh Bình Phước, công tác tuyên truyền về bình đẳng giới thời gian qua được địa phương thực hiện đa dạng, phong phú; công tác hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực cũng được thực hiện thông qua các câu lạc bộ, tổ phòng, chống bạo lực gia đình tại các thôn, ấp và cấp xã; nạn nhân mua bán người sau khi được giải cứu trở về địa phương hòa nhập cộng đồng được hỗ trợ tư vấn về sức khỏe, tâm lý, tìm kiếm việc làm...Đáng chú ý, trong lĩnh vực chính trị, Bình Phước có tỷ lệ lãnh đạo nữ chủ chốt cao nhất trong cả nước, với 14/49 cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (28,5%); 5/15 cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy (33,3%), trong đó 3 cán bộ nữ là Thường trực Tỉnh ủy (Bí thư Tỉnh ủy Tôn Ngọc Hạnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền - PV).Ngoài ra, địa phương có 11/78 nữ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương); 97/450 cán bộ nữ giữ chức vụ trưởng, phó phòng ban chuyên môn nghiệp vụ sở ngành và 73/280 tương đương các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; tỷ lệ nữ là giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã hiện nay là 2.692/13.034, đạt trên 20,6%...Tại buổi khảo sát, bà Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Bình Phước rà soát lại các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới để có sự điều chỉnh phù hợp với địa phương. Hiện đang trong quá trình sắp xếp, hợp nhất các địa phương, sẽ có thiết lập cơ cấu nhân sự mới; tỉnh cần tính toán thúc đẩy bình đẳng giới trong bộ máy quản lý nhà nước; bảo đảm yếu tố giới trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ nữ có năng lực.Món Việt lên bàn ăn thế giới
Đây là lần thứ 2 Nguyễn Filip ăn Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Tuy nhiên, Tết Ất Tỵ 2025 trở nên đặc biệt hơn với bản thân Nguyễn Filip nói riêng và gia đình của anh nói chung. Thủ môn sinh năm 1992 đã có danh hiệu đầu tiên cùng đội tuyển Việt Nam kể từ sau khi nhập tịch thành công, đó là chức vô địch AFF Cup 2024. So với năm rồi, gia đình của thủ môn Việt kiều nay đã "đủ nếp đủ tẻ", khi vừa đón thêm cô công chúa nhỏ Mia.Năm 2024 cực kỳ đặc biệt, khi đem đến những khoảnh khắc thăng hoa, hạnh phúc cũng như thất vọng nhất đối với Nguyễn Filip. Anh bày tỏ: "Về bóng đá, khoảnh khắc đáng nhớ nhất của tôi trong năm 2024 là trận đầu tiên khi tôi ra mắt đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2023 (đá ngày 14.1.2024, thua Nhật Bản 2-4). Đó là điều tôi và bố đã chờ đợi gần 10 năm trời, sau rất nhiều nỗ lực. Tôi thực sự cảm ơn CLB Công an Hà Nội đã hỗ trợ rất nhiều để tôi có được cơ hội này. Giây phút tồi tệ nhất chính là trận thua Indonesia 0-3. Trận thua đấy khiến tôi và đội tuyển Việt Nam chính thức khép lại cơ hội tranh tài ở vòng loại thứ 3 World Cup 2026, cũng như mất vé trực tiếp dự Asian Cup 2027. Bóng đá mà, chúng ta sẽ luôn có những niềm vui và nỗi buồn, nhưng trải nghiệm trong năm 2024 thực sự đáng nhớ và đặc biệt. Còn về cuộc sống ngoài sân cỏ của tôi thì rất tuyệt vời, khi tôi đón chào thành viên mới của gia đình"."Quả thật, tôi không thể có bất kỳ lời phàn nàn nào cả về đời sống trong năm 2024. Tôi hy vọng bản thân và gia đình sẽ có thêm nhiều trải nghiệm đẹp đẽ, thành công và hạnh phúc hơn cả trong lẫn ngoài sân cỏ trong năm Ất Tỵ này", Nguyễn Filip nói thêm.Hiện tại, Nguyễn Filip vẫn là thủ môn số 1 của CLB Công an Hà Nội. Trong khi đó, vị trí của thủ thành 33 tuổi ở đội tuyển Việt Nam đã bị lung lay. Tại AFF Cup 2024, anh chỉ được bắt chính 2 trận (trong tổng số 8 trận của đội bóng sao vàng).Trong năm 2025, Nguyễn Filip cần phải chứng minh nhiều hơn để cạnh tranh suất bắt chính tại đội tuyển Việt Nam. Đội bóng của HLV Kim Sang-sik có mục tiêu quan trọng, đó chính là giành vé dự vòng chung kết Asian Cup 2027.
Hạ gục đội bóng của Bích Tuyền, VTV Bình Điền Long An vô địch Cúp Hùng Vương
Ngày 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa chỉ đạo các Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn toàn tỉnh tạm dừng chỉnh lý biến động các thông tin thay đổi do sáp nhập đơn vị hành chính trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), để chờ chủ trương tiếp tục sáp nhập xã và bỏ cấp huyện."Lý do của việc dừng chỉnh lý trên sổ đỏ là để nhằm giảm bớt thủ tục cho người dân, khi sắp tới sẽ bãi bỏ cấp huyện và tiếp tục sáp nhập một số xã. Riêng với những trường hợp cần chỉnh lý gấp để làm các thủ tục vẫn được xem xét giải quyết", lãnh đạo này thông tin. Trước đó, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025, Hà Tĩnh đã sắp xếp 4 đơn vị cấp huyện và 23 đơn vị cấp xã để hình thành 3 đơn vị cấp huyện và 16 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị cấp huyện và 7 đơn vị cấp xã.Cụ thể, Hà Tĩnh điều chỉnh, mở rộng địa giới đơn vị hành chính TP.Hà Tĩnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 14 xã giáp ranh liền kề thuộc các huyện Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên vào TP.Hà Tĩnh.Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, thị trấn còn lại của H.Lộc Hà vào phần diện tích tự nhiên, dân số còn lại của H.Thạch Hà.Ngay sau khi sáp nhập, người dân đổ xô đi điều chỉnh thông tin về địa chỉ cư trú trên sổ đỏ. UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh này phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân ở các xã vừa sáp nhập thực hiện việc chỉnh lý, đăng ký biến động đất đai trên sổ đỏ thuận lợi nhất.Đến nay, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh H.Thạch Hà đã chỉnh lý được 5/11 xã, với 7.200 sổ đỏ trong kế hoạch. Còn tại TP.Hà Tĩnh đã hoàn thành chỉnh lý được hơn 13.500 sổ đỏ cho người dân ở 10/20 xã, phường.
“Điều đầu tiên tôi làm sau ca phẫu thuật là nhìn xuống và nghĩ cuối cùng các bác sĩ cũng làm được. Tôi cảm thấy mình trở lại là người đàn ông thực sự”, ông MacDonald chia sẻ.
Chồng mất không để lại di chúc, vợ bán nhà bằng cách nào?
Sáng 15.1, sau khi đại diện Viện KSND TP.Hà Nội đề nghị mức án với các bị cáo, phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam tiếp tục phần tranh luận.Ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam, là người duy nhất bị đề nghị tuyên phạm tội nhận hối lộ, với mức án 12 - 13 năm tù.Ông Thái bị cáo buộc ưu ái cho Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Công ty Minh Cường Phát trúng hàng chục gói thầu cung cấp giấy in sách giáo khoa, qua đó nhận hối lộ gần 25 tỉ đồng.Tự bào chữa trước tòa, ông Thái nói ngắn gọn, mong hội đồng xét xử xem xét nhân thân, bối cảnh phạm tội…, để cho mình được hưởng chính sách "khoan hồng đặc biệt".Luật sư của ông Thái thì cho rằng mức án mà viện kiểm sát đề nghị là quá khắt khe. Người bào chữa nêu tình trạng của NXB Giáo dục Việt Nam tại thời điểm năm 2017 "rất phức tạp", "nội bộ rối ren". Ông Thái về nhận nhiệm vụ, dù chưa có kinh nghiệm thực tiễn về xuất bản sách giáo khoa, nhưng đã chèo lái, vực dậy NXB, lợi nhuận qua các năm đều đạt cao.Cũng giống như thân chủ khai tại tòa trước đó, luật sư nói nhờ việc kịp thời in ấn, năm học 2018 - 2019, NXB Giáo dục Việt Nam đã phát hành hơn 100 triệu bản sách giáo khoa, giá bán vẫn giữ nguyên, rẻ hơn 11% so với nhiều đơn vị phát hành khác.Vẫn theo luật sư, việc ông Thái nhận tiền từ các nhà thầu là sai, nhưng việc này là do phía nhà thầu chủ động đưa tiền cảm ơn, trích từ nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp, chứ ông Thái không đòi hỏi, yêu cầu hoặc thỏa thuận phần trăm hợp đồng.Luật sư còn đưa ra nhiều tình tiết giảm nhẹ cho thân chủ: đã nộp lại toàn bộ gần 25 tỉ đồng nhận hối lộ và nộp thêm 50 triệu đồng khắc phục hậu quả, tự thú về hành vi nhận tiền ngay từ khi cơ quan điều tra chưa phát hiện, có công lớn trong việc cung cấp tin báo giúp cơ quan điều tra phát hiện và xử lý tội phạm trong nhiều vụ án…Từ những căn cứ trên, luật sư đề nghị cho thân chủ được hưởng mức án thấp nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 2 điều 354 bộ luật Hình sự (7 - 15 năm tù).Một trong 2 người bị truy tố tội nhận hối lộ trong vụ án này là Tô Mỹ Ngọc, cựu Chủ tịch Công ty Phùng Vĩnh Hưng. Bà Ngọc bị đề nghị mức án 5 - 6 năm tù, với cáo buộc "bôi trơn" 20 tỉ đồng cho cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam Nguyễn Hữu Thái.Quá trình xét xử, bà Ngọc có đơn vắng mặt và được tòa chấp thuận. Bào chữa cho nữ bị cáo, luật sư không tranh luận về mặt tội danh, nhưng cho rằng mức án mà viện kiểm sát đề nghị còn quá nghiêm khắc.Luật sư nêu quan điểm Công ty Phùng Vĩnh Hưng trúng thầu không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bị cáo Ngọc nhờ vả ông Thái, mà nguyên nhân chính xuất phát từ năng lực, chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh của doanh nghiệp này.Vẫn theo luật sư, quá trình thực hiện các gói thầu, Công ty Phùng Vĩnh Hưng đã hỗ trợ NXB Giáo dục Việt Nam tiết kiệm khoảng 7,7 tỉ đồng bằng việc giao thẳng hàng hóa đến nhà in thay vì phải lưu kho, đồng thời chấp nhận thanh toán chậm nhằm hỗ trợ NXB khi gặp khó khăn về thủ tục giải ngân…Về việc bị cáo Ngọc đưa 20 tỉ đồng cho ông Thái, luật sư cho rằng, về bản chất là có mục đích cảm ơn vì đã tạo điều kiện thuận lợi để công ty được tham gia đấu thầu, thanh lý và quyết toán hợp đồng. Hành vi đưa tiền này không phải là lý do chính và duy nhất để Công ty Phùng Vĩnh Hưng trúng thầu. Bởi lẽ, giai đoạn 2018 - 2022 dù không có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu nhưng sản phẩm giấy của công ty này vẫn được đánh giá rất cao, vẫn trúng các gói thầu...Với các tình tiết đã trình bày, luật sư mong muốn hội đồng xét xử ghi nhận, chia sẻ, cho thân chủ được hưởng mức án khoan hồng.